“Mỗi người trong chúng ta đừng tự mình đánh giá thấp những ảnh hưởng chúng ta có lên những người xung quanh. Và hãy dành thêm một chút thời gian để trò chuyện, chia sẻ với những người cần sự tư vấn, cần lời khuyên, những người muốn lắng nghe những trải nghiệm của bạn. Những thời khắc nhỏ bé như vậy có thể là vô cùng quan trọng và không nên bị xem thường.”
- THÀNH PHỐ GIÓ
Wellington là thành phố của bốn mùa, nhiều khi là 4 mùa trong 1 ngày. Nhiệt độ trung bình cả năm chỉ khoảng 16-20°C, có 3 mặt giáp biển. Thành phố gắn với tính từ “windy” (lộng gió), nhiều khi bị sốc máy bay do những cơn gió quá mạnh làm chiếc máy bay chao đảo, lên xuống mới có thể hạ cáng an toàn. - WAITANGI DAY
Đây là ngày kỉ niệm hiệp ước được ký kết năm 1840 giữa các đại diện của Vương Quốc Anh và các tù trưởng người bản địa Maori nhằm công nhận quyền sở hữu đất đai, tài sản của người Maori. Vì vậy, những nghi lễ truyền thống trong dịp Waitangi chú trọng tôn vinh những nét văn hóa Maori đặc trưng. - TRƯỜNG ĐẠI HỌC OTAGO Ở DUNEDIN
Có lẽ đây là trường đại học đẹp nhất New Zealand. Một buổi sáng mùa đông với hoa anh đào li ti đua nhau khoe sắc, phủ hồng những góc tường, khoảng sân khiến ngôi trường đẹp như lâu đài trong truyện cổ tích. Thành phố Dunedin được mệnh danh là thành phố của sinh viên, nơi có 20.000 sinh viên theo học. - LƯU Ý KHI NHẬP CẢNH NEW ZEALAND
- Là đất nước có quy trình nhập cảnh ở sân bay vào hàng khó và nghiêm túc nhất thế giới. Nhiều người bị giữ lại, phạt tiền nặng, cấm nhạp cảnh hoặc bị tạm giam vài ngày vì mang theo những thứ cấm nhập. Danh sách này phụ thuộc vào nguồn gốc và các thành phần của chúng có tiềm tàng nguy hại gì cho hệ sinh thái của New Zealand hay không. Thực phẩm tươi xếp hàng đầu trong danh sách “cấm nhập”, trong đó trái cây khiến nhiều người gặp rắc rối lớn nhất. Vì vậy, trước khi nhập cảnh nên lên mạng kiểm tra lại danh sách “cấm nhập” cho chắc chắn.
- Sân bay Auckland lớn nhất và bận rộn nước. Nếu có chuyến bay nối chuyến, nên dành ít nhất 3 tiếng cho các thủ tục xuất nhập cảnh. Sân bay cũng có Free shuttle bus giữa ga quốc tế và quốc nội. Có nhiều khách sạn gần sân bay phục vụ lưu trú, trong đó Ibis (cách sân bay 1km) có giá mềm.
- Có thể chọn chuyến bay quá cảnh Đài Loan.
5. TIẾNG ANH KIWI
Kiwi dùng để chỉ người New Zealand, tiếng Anh mà người New Zealand nói được gọi là Kiwi English, có một số đặc trưng sau:
- cách nói: họ thường lên giọng ở cuối câu, nghe giống như đang đặt câu hỏi.
- một số nguyên âm được phát âm khác đi:
. âm “e” thường được đọc thành “i”: “Seven” >> “siven”; “yes” >> “yeees”; “again” >> “ageen”
. âm “i” đôi khi trở thành “u”: “fish and chips” >> “fush and chups”
- với chủ trương giữ gìn và phát huy tiếng nói bản địa của người Maori (tiếng Te Reo), nhiều người thay thế một số từ thông dụng bằng từ tương ứng:
. New Zealand = Aotearoa (the long white cloud – dựa trên câu chuyện truyền miệng về những người đầu tiên nhìn thấy đất liền sau nhiều tháng lang thang trên biển)
. Love = aroha
. Món ăn nấu theo kiểu truyền thống của người Maori = hangi
. Tribe = iwi
. Food = food
. Family = whanau
6. BỐN MÙA HOA NEW ZEALAND
Khí hậu ôn đới, nhiệt độ trung bình 20°C, là thiên đường cho các loài cây, loài hoa quanh năm khoe sắc:
- Hoa Kowhai vàng rực màu nắng báo hiệu mùa xuân về (cuối tháng 9, đầu tháng 10 đến tháng 12). Trong tiếng Te Reo, Kowhai có nghĩa là “màu vàng”. Cây nằm trong nhóm thực vật bán thường xanh (semi-evergreen plants), có đặc điểm là rụng hết lá trước khi trổ hoa.
- Mùa hoa Kowhai qua đi thì đến mùa hoa Pohotukawa đỏ rực rỡ, nở rộ mỗi dịp Giáng sinh. Vì vậy cây còn được gọi là New Zealand’s Chrismast tree.
- Camellias là hoa mùa đông và thu của xứ gió. Hoa trà ở đây thường được trồng phổ biến ở ven đường, sườn đồi, góc vườn, bờ suối. Có 2 loại hoa Trà phổ biến: Saponica và Sasanqua đều là những loại chịu lạnh giỏi nhất và có mùa hoa nở dài nhất.
- Magnolia tím là loài hoa phổ biến khác trong mùa đông ở New Zealand.
ĐẶC SẢN ĐỘNG ĐẤT
Nếu sống ở New Zealand thì bạn sẽ không còn lạ lẫm với việc đang ngủ bỗng giật mình tỉnh dậy vì chiếc giường ấm áp đột ngột rung lên bất thường. Trung bình 1 năm ở đây có trung bình 15.000-16.000 cơn động đất. Vì vậy, việc giường rung cũng dần trở nên bình thường và giấc ngủ cũng không còn bị gián đoạn. Người New Zealand xem động đất là đặc sản để khuyến khích tất cả người dân cũng như du khách chủ động nâng cao hiểu biết về động đất.
Động đất là tài nguyên để phát triển du lịch: không gian Quake House ở bảo tàng Te Papa, mạch nước nóng và khu địa nhiệt Wai-O-Tapu ở Rotorua.
7. DU LỊCH AUCKLAND
- Queen street, con đường đông đúc nhất thành phố, có các cửa hàng với lối trang trí nhiều màu sắc và các buổi biểu diễn nghệ thuật.
- Cảng biển là nơi neo đậu của hàng ngàn thuyền buồm.
- Sky tower cao nhất thành phố.
8. DU LỊCH WELLINGTON
Là trung tâm văn hóa, nghệ thuật, chính trị và có khá nhiều điểm tham quan thú vị nên có thể dành 3 ngày để thăm quan.
- Ngày 1: trung tâm thành phố: bảo tàng Te Papa, đường cầu cảng Waterfront, phố đi bộ Cuba, tuyến tàu điện Cable car đi lên vườn bách thảo Botanic Garden từ 1902.
- Ngày 2: Wellington Zoo.
- Ngày 3: thăm Somes Island.
9. DU LỊCH ĐẢO NAM (Dunedine, Wanaka, Milford Sounds): Từ Wellington có 3 cách để di chuyển đến đảo Nam: bay nội địa và buýt; phà từ Wellington đến Picton, sau đó Coastle pacific train đến Kaikoura.DU LỊCH SAMOA
Taxi ở Samoa đắt 3-4 lần giá xe trung chuyển của khách sạn. Giá xe trung chuyển từ sân bay về Lunn Gateway là 30 Tala, trong khi taxi là 90 Tala.
Fale là những nhà lợp mái lá truyền thống của người Samoa.
10. DU LICH NEW CALEDONIA
Những năm 1920-1940, có hơn 20.000 người Việt Nam được người Pháp tuyển mộ sang đi phu mỏ trong các mỏ quặng Nikel và Chrome. Thế hệ người Việt đầu tiên đi “xuất khẩu lao động” này được biết đến với tên gọi là người Chân Đăng. Hiện có khoảng 3000 người Việt đang sinh sống ở New Caledonia, hầu hết có họ hàng liên quan đến thế hệ người Chân Đăng.
Lon bia Manta hình con cá làm kỉ niệm.
Hiện tại nơi đây người dân có quyền bỏ phiếu chọn trở thành một quốc gia độc lập hay duy trì là một lãnh thổ thuộc Pháp. Và họ vẫn chủ động chọn tình trạng “phụ thuộc” vì những lợi ích nó mang lại. Người dân New Caledonia là công dân Pháp, sở hữu hộ chiếu châu Âu. Những chuẩn mực về kinh tế – xã hội cũng theo chuẩn Âu nên chất lượng cuộc sống khá cao.
Quanh trung tâm thủ đô Moumea, những đường nét kiến trúc Pháp rất đặc trưng. Người dân nói tiếng Pháp.
** LƯU Ý: Xe buýt du lịch chạy giữa các thành phố lớn là lựa chọn hoàn hảo cho giá cả và trải nghiệm: Naked bus (canh giá rẻ 1NZD), Intercity.