Tựa gốc: 看 見 自己 的 天才 – Lu Su Wei
Mục lục
Phần thứ nhất: Sinh mệnh được nhặt lại
- Đứa con cầu tự
- Trải nghiệm tình yêu
- Được sống thật là tốt biết bao!
- Đứa trẻ không biết xem giờ
- Tôi không muốn học tiếp nữa!
- Nỗ lực không bao giờ từ bỏ
- Mẹ lên lớp học cùng tôi
- Hương vị của đùi gà
- Cái giá của tình bạn
- Con lợn bị chấn thương sọ não
Phần thứ hai: Chú chim lạc loài bay chậm
- Chị cả thi đỗ Đại học Sư phạm
- Kinh nghiệm thành công
- Huynh đệ trời sinh
- Người bạn tốt tên Thành
- Hô một tiếng kinh động cả thế giới
- Nước mắt của chị cả
- Học lại lớp giáo dục đặc biệt
- Dằn vặt
- Lệ rơi ở trường Cao đẳng Công nghiệp Đông nam
- Nhìn thấy niềm hi vọng mới
- Kỳ thi đại học thất bại
Phần thứ ba: Nhìn thấy thiên tài trong chính mình
- Chờ đợi cho đến ngày tháng thuộc về chúng ta
- Rèn luyện trong quân đội
- Thất tình
- Tôi thi đỗ rồi!
- Năm thứ nhất kinh dị
- Nhìn thấy thiên tài trong chính mình
- Trưởng thành cùng con cái
- Cảm ơn cha mẹ
- Chặng đường trưởng thành trong nghề nghiệp
- Lời kết
- Mỗi đứa trẻ đều từng có được tất cả tình yêu của bố mẹ, nhưng không hiểu sao chỉ tới khi lâm bệnh, chúng ta mới có thể cảm thấy rung động một cách sâu sắc trước thứ tình cảm thiêng liêng này.
- Mỗi giây phút đều đáng để chúc mừng, đừng vì nó đến quá dễ mà bỏ qua. Được sống thật tốt biết bao.
- Cách nhớ chữ Hán: phân biệt những điểm giống nhau trong những chữ khác nhau hoặc những điểm khác nhau trong những chữ giống nhau.
- Trên hành trình của cuộc đời, đôi khi chúng ta chỉ để ý đến những gì được hoặc mất, nhưng phần đẹp nhất của hồi ức lại chính là quá trình mà chúng ta không biết là được hay mất kia.
- Chấp nhận những khác biệt của con cái, nhẫn nhịn khoan dung với những sai sót liên tiếp của con, ngoài việc cần có được sự tu dưỡng ra, còn cần đến một tình yêu thương vô bờ bến, không oán trách hay hối hận.
- Khi dạy dỗ tôi, cha mẹ sợ tôi cãi lộn hoặc bị bạn bè bắt nạt, không dạy tôi cách làm sao để tránh bị người khác chê cười hay bắt nạt, mà chỉ dạy tôi chuyện gì cũng nên nghĩ tới mặt tích cực, “giải thích theo hướng có thiện ý” những hành vi và cách đối xử của người khác.
- Cả chặng đường cùng tôi trưởng thành, gia đình chưa từng mong đợi điều gì ở tôi, chỉ âm thầm ủng hộ sau lưng, đáp ứng tâm nguyện của tôi mà thôi!
- Tôi có thể thoát ra khỏi những hạn chế của sinh mệnh, điều đó đến từ việc cha mẹ tôi có thể kịp thời nói đúng những lời cần nói, làm đúng những việc cần làm với tôi trong những thời khắc then chốt nhất.
- Lần thứ nhất, lần thứ hai mẹ đều tha thứ cho tôi, nhưng đến lần thứ ba nếu vẫn xảy ra tình trạng tương tự, mẹ sẽ hỏi tôi rằng, rốt cuộc là muốn làm thế nào mới có thể tránh phạm phải những chuyện như vậy nữa? Làm thế nào để khiến bọn trẻ thu nhận được lợi ích từ những sự việc sai lầm, làm thế nào để những sự việc này có thể giúp ích cho chúng suốt đời!
- Với những người may mắn, trong cuộc đời họ sẽ có một phần năng lực nào đó được phát hiện và tận dụng, nhưng phần lớn mọi người đều cả đời không biết năng lực và ưu thế của mình nằm ở đâu, những điều có thể ứng dụng được chẳng qua chỉ là một số kỹ năng sống và kỹ năng công việc cơ bản mà thôi!
- Dù sao khi gặp chuyện gì, chỉ cần có bạn đồng hành thì dường như cả hai đều sẽ cảm thấy được ủng hộ và cổ vũ. Thế nào là “bạn thân”? Thế nào là “bạn xấu”? Trong mắt cha mẹ có lẽ chỉ có một thước đo duy nhất, những trên chặng đường trưởng thành của chúng ta, sự tương ngộ với bất kỳ ai cũng đều có lợi ích riêng, và chính điều đó sẽ làm phong phú thêm cuộc sống của chúng ta.
- Nếu như có thể thêm một số điều như “cũng may”, “tối thiểu”, “ít ra”, hoặc “tương đối” thì khi so sánh với những người mất nhiều nhưng chỉ nhận được rất ít, cuộc sống của bạn sẽ giàu có thêm một chút!
- Nỗ lực trở thành một người tốt hay có giá trị, có thành tựu hoặc có cống hiến trong mắt người khác thực sự không quan trọng đến vậy, cũng không nhất thiết phải nỗ lực tỏ ra khác biệt hay xuất chúng, bởi mỗi người khi vừa sinh ra đều đã là một phiên bản duy nhất, chỉ là chúng ta chưa từng phát hiện ra tài năng của bản thân mà thôi!
- Vì thành tích học tập không tốt, nên khi phạm cùng một lỗi, thái độ của thầy giáo cũng có phần khác nhau. Với một đứa có thành tích không tốt, thì tính cách cũng bị mặc định là ngỗ ngược, hư hỏng. Nỗi đau mà tôi phải chịu đựng khi đó, cho đến tận bây giờ vẫn in đậm trong tôi.
- “Con người chúng ta trần trụi mà đến, rồi cũng trần trụi mà đi, chúng ta không mang đến điều gì, thì cũng không mang được đi điều gì!” (trích “Vội vã”, Châu Tự Thanh). Cuộc đời mà Châu Tự Thanh miêu tả là cuộc đời hữu hình, trong những cuộc đời vô hình, bản thân hành trình của cuộc đời chính là quá trình học tập và trưởng thành.
- Khi còn trẻ, tôi thường phản kháng, trốn tránh tất thảy những gì bản thân không thích. Đến khi không còn trẻ nữa, tôi mới chợt bừng tỉnh rằng, đằng sau những gì mình phản kháng và trốn tránh kia đang ẩn giấu những món quà mà tôi mong đợi.
- Có đôi lần tôi nảy ra ý định tự sát – con người trước sau gì cũng chết, vậy có lý do gì để khiến bản thân phải chịu đựng từng đó nỗi đau mới được đối diện cái chết chứ? Khi đó tôi không hiểu được giá trị cũng như Ý NGHĨA CỦA CUỘC SỐNG. Mãi đến khi đã trải qua vô số ngày tháng của cuộc đời, tôi mới hiểu được rằng niềm vui và nỗi đau là hai mặt của một con người, nếu không trải qua nỗi đau, chúng ta sẽ chẳng bao giờ được nếm trải hương vị của niềm vui!
- Đến giờ khi làm cha, tôi mới biết rằng yêu thương, quan tâm, hay thấu hiểu con cái không phải là một việc dễ dàng, bởi vì ngay cả sự thấu hiểu của chúng ta đối với bản thân cũng là vô cùng hữu hạn, làm sao để có thể khiến người khác thấu hiểu chúng ta cơ chứ?
- Nếu như cuộc đời có thể quay lại từ đầu, bạn có lựa chọn khác đi không? Và với lựa chọn đó, cuộc đời bạn có chắc sẽ không có điều gì để hối tiếc không? Tôi tin rằng dù cho cuộc đời có kết quả thế nào, nó cũng đều đẹp đẽ, đều là món quà quý giá. Bởi quá khứ đã không thể thay đổi, tương lai cũng vĩnh viễn chẳng thể xác định, vậy tại sao không tận hưởng tất cả những gì thuộc về hiện tại?
- Giữa lý tưởng và hiện thực luôn có một khoảng cách nhất định, bỏ hiện thực để theo đuổi lý tưởng là “thê mỹ” (cuộc sống tuy thê thảm, nhưng cuộc đời sẽ mỹ lệ), bỏ lý tưởng để theo đuổi hiện thực, đó là “dung tục”. Cuộc sống tốt nhất chính là: “Lý tưởng có thể hiện thực hóa, hiện thực có thể lý tưởng hóa”.
- Trong khoảnh khắc cuộc đời rơi vào hố sâu, những câu danh ngôn dù hay đến đâu cũng là vô ích, phương pháp hữu dụng nhất là nhìn nhận lại những câu chữ mà bạn đã dung – là “thất bại”, “đau khổ”, “mệt mỏi”, “đau lòng”, “thất vọng”… Hay là “cũng ổn! Mình đã cố gắng tiến bộ thêm được hơn 100 điểm!”, “Cảm ơn ông trời đã cho mình thêm một cơ hội để nỗ lực!”, “Tuyệt quá! Cuộc đời mình lại được nếm trải thêm một mùi vị khác!”. Mọi việc không có tốt xấu, chỉ có suy nghĩ là khác nhau mà thôi!
- Tôi tin rằng có thể cần cù bù thông minh, dù tôi ngốc nhưng sẽ chăm chỉ hơn người khác. Vĩnh viễn không được từ bỏ sự cố gắng! Cho đến khi nhận được tất cả những gì mình muốn!
- Chăm chỉ học hành là đúng, nhưng nhất định phải sử dụng đúng phương pháp. Cần cù bù thông minh nhưng nếu bị lệch phương hướng hoặc sai phương pháp, sự cần cù của chúng ta ngược lại sẽ trở thành một con đường không có điểm dừng, rất khó có thể nhìn thấy thành tựu mà chúng ta muốn!
- Bạn thích điều gì? Bạn hứng thú với việc gì? Những điều này đều rất tốt, nhưng xin đừng chỉ làm những việc bạn thích hoặc có hứng thú. Khi bạn bắt đầu thử làm những việc bản thân không thích và cũng chẳng mấy hứng thú, khi đó rất có thể bạn sẽ phát hiện ra niềm vui và món quà của cuộc sống!
- Trân trọng từng môn học, kể cả đó chỉ là sự tương ngộ qua đường giữa người với người, cũng hãy trân trọng sự “hiếm có” của lần gặp gỡ ấy.
- Kể cả là sách gốc, chỉ cần đọc kỹ một lượt tên sách và mục lục, thì lợi ích thu lại cũng không hề nhỏ. Không hiểu tường tận nội dung, nhưng đọc để hiểu sơ qua cương yếu của nó, khi gặp phải chủ đề tương tự có thể biết ngay được quyển sách nào, của tác giả nào có sự kiến giải tương đồng với nó. Bất cứ một tri thức nào cũng buộc phải được hệ thống thì mới có giá trị, những tri thức không được hệ thống sàng lọc thì đơn thuần chỉ là thông tin mà thôi!
- Nhìn qua thì có vẻ giáo viên sẽ có sức ảnh hưởng rất lớn đối với học sinh, nhưng trên thực tế, những gì mà giáo viên có thể làm được lại vô cùng hạn chế. Bởi bản chất của mỗi học sinh chịu ảnh hưởng từ gia đình, trường học và xã hội, giáo viên dù cố gắng tiếp cận với chúng đến thế nào đi nữa cũng chỉ có thể tác động tới bên ngoài mà thôi, còn với tất cả những gì thuộc về thế giới nội tâm thì hoàn toàn bất lực.
Hồ Chí Minh, 16/09/2020