CẢM NHẬN CÁ NHÂN:
? Đam mê du lịch, nhưng trước đấy, mình chỉ xem chương trình thực tế là chính, chưa xem phim tài liệu du lịch. Thường khi được một đài lớn quay, trải nghiệm du lịch sẽ khác, nhiều cái mình sẽ không bao giờ được trải nghiệm khi là dân thường đi du lịch bụi. Chẳng hạn như khúc cô Joanna đi trực thăng vào mỏ vàng ở Mông Cổ, thăm nhà một Russian oligarch hay đến tòa nhà từng chứa bom nguyên tử của Stalin. Xem để biết thêm kiến thức mà thôi. Hành trình đi của Joanna rất chân thực, mô tả những gì nhìn thấy đúng suy nghĩ, để lại nhiều chiêm nghiệm. Mình rất thích giọng kể ấm áp, nhẹ nhàng và cũng rất hài hước của cô:
– “Tôi sinh năm 1946, thế là chị em sinh đôi với quả bom nguyên tử này rồi” ?
– “Tôi đã đến cái tuổi mà đến lấy mọi thứ được bọc trong túi bóng cũng gặp khó khăn” ? (I’ve got that stage in life where anything wrapped in cellophane is a problem.)
? Cô 68 tuổi (lúc ghi hình), trong phim phải lên lên xuống xuống tàu, qua nhiều địa điểm để quay phim, thời tiết biến đổi từ nóng sang cực lạnh. Nể phục sức khỏe và sức chịu đựng của cô. Không biết lúc bằng tuổi cô, mình còn đủ sức để đi quanh Việt Nam không, chứ chưa nói đến hành trình dài và mệt như vậy.
? Tham khảo thêm thông tin về chuyến tàu này ở cuốn “Trans-Siberia Railway” (Lonely Planet).? Ngoài Trans-Siberia (2015), cô còn các phim tài liệu du lịch khác: The Land of the Northern Lights (2008), Nile (2010), Greek Odyssey (2011), Japan (2016), India (2017), Silk Road (2018), Unseen Adventures (2020), Hidden Caribbean: Havana to Haiti (2020), Home Sweet Home – Travels in my Own Land (2021). Trời ơi, con Chị-Na đáng ghét cũng không ngăn được nhiệt huyết của cô. Hâm mộ cô quá ??, lưu vào để ráng tìm xem hết.
Hành trình của Joanna: Bắt đầu từ HongKong, đến ga Bắc Kinh, qua Mông Cổ, Siberia và điểm cuối Moscow. Với 9.259 km, trải rộng qua 7 múi giờ và phải mất khoảng 7 ngày liên tục để hoàn thành, Trans – Siberia là tuyến đường sắt liên tục thực sự dài thứ 3 trên thế giới. Với rất nhiều thời gian rảnh, có thể đọc sách, ngắm cảnh lướt qua ngoài cửa sổ, nói chuyện với các nhân viên khá thân thiện trên tàu.

1. HONGKONG – BẮC KINH: tàu cao tốc, 2.200km chỉ cần đi 10 tiếng.
2. ĐẠI ĐỒNG 大同 /dàtóng/, 在 山西 省
- Một thành phố mỏ, thuộc tỉnh Sơn Tây, phía Bắc Trung Quốc. Trong thế kỷ IV và V, có khoảng 51.00 tượng Phật được khắc trên lên các dãy núi gần Đại Đồng.
- Thăm một đoạn Vạn lý Trường thành, khúc mà ít du khách đến.
3. MÔNG CỔ

- Tại biên giới với Mông Cổ, tàu dừng để thay bánh, ray xe lửa Mông Cổ rộng hơn ở Trung Quốc.
- Dưới thời Thành Cát Tư Hãn, Mông Cổ là một vùng đất của chiến binh và pháp sư (shaman). Shaman là một tín ngưỡng cổ, vẫn còn tồn tại đến hiện nay. Mình thấy tương tự tín ngưỡng hầu đồng của Việt Nam, shaman trẻ trong phim có thể liếm lửa, gọi hồn… Với các tín đồ, mọi việc quan trọng đều quyết định nhờ các shaman.
- Lối sống người Mông Cổ vẫn không thay đổi hơn nghìn năm qua. 1/3 dân số hiện nay vẫn là dân du mục, sống trong các Ger, chăn nuôi cừu, ngựa, vài tháng sẽ đổi nơi ở đến đồng cỏ mới. Sữa ngựa ở đây thu để làm rượu, pho mát hoặc bán cho công ty mỹ phẩm ở địa phương.
“Thật tuyệt vời khi ngủ một đêm tại đây, cảm giác thật nhẹ nhàng và đơn giản. Họ dậy sớm, làm việc chăm chỉ, kỷ luật và có trật tự. Một cuộc sống đơn giản mà có lẽ tổ tiên ta đã từng sống. Loài người đều từng sống như vậy. Thật khác với thế giới hiện tại. Một điều tôi khám phá ra khi đi chu du, là những người càng nghèo khổ và có cuộc sống đơn giản, thì lại càng mến khách và tử tế, luôn nhường bạn đồ ăn ngon, nơi tốt nhất để ngủ. Cuộc sống hiện đại kéo người ta rời xa khỏi sự đơn giản. Và tôi tự hỏi, liệu chúng ta có đang đi quá xa?” - Diện tích Mông Cổ 1.566.000km2, nhưng dân số chỉ có 3tr người, một nửa sống ở Ulan Bator.
- Cách Ulan Bator 96km, có một tượng đài Thành Cát Tư Hãn (TCTH, Ghengis Khan) được Batalga xây, một trong những người quyền lực nhất Mông Cổ. Người dân luôn tự hào về TCTH. Đế chế của ông từng cai trị gần hết thế giới 800 năm trước, kéo dài từ Thái Bình Dương sang châu Âu, từ nơi ngày nay là Ấn Độ cho đến tận Nga. Đội quân của TCTH đã giết xấp xỉ 40tr người trong quá khứ. Vì vậy, vị thế anh hùng cũng tùy thuộc vào góc nhìn.
- Quá khứ oai hùng là thế, nhưng giờ đây, Mông Cổ đang bị kìm kẹp giữa 2 ông lớn: Nga và Trung Quốc. Quyết định theo bên nào cũng là lựa chọn khó khăn.

4. ULAN UDE
- Biên giới Mông Cổ và Nga: thủ tục lâu vì hải quan kiểm tra khá kỹ hàng lậu. Cấm quay phim, chụp ảnh. Ấn tượng cái đoạn tàu qua biên giới Nga: Anh zai hải quan nói rất rõ ràng bằng tiếng Anh: “I don’t speak English, this is Russia, speak Russia”. Nhìn thì rõ đẹp trai mà thấy ghét. ?
- Ở Ulan Ude vẫn còn những dấu tích của Soviet cũ: tượng đầu Lenin (biểu tượng gần như không còn tại những nơi khác của Nga) ở Quảng trường Soviet.
5. IRKUTSK

- Siberia chiếm 3/4 lãnh thổ của Nga. Đã đi Siberia thì phải đi vào mùa đông cho đã ?. Và nếu chỉ được chọn một nơi ở Sebiria để đến thì hãy thử Irkutsk, nơi được gọi là Paris của Nga, nơi có các ngôi biệt thự xinh đẹp và phố mua sắm, và cũng thật thú vị vì lại nằm ngay trên đường Karl Marx.
- Hồ Baikal là một trong những hồ lâu đời nhất và chiếm 1/5 trữ lượng nước ngọt thế giới. Hệ động vật ở đây phong phú và có 2 loài không thể tìm thấy ở nơi khác. Một trong hai loài ấy là hải cẩu. Baikal là hồ nước ngọt, cách biển gần 2.000 km. Tại sao hải cẩu lại xuất hiện ở đây vẫn là điều bí ẩn. Có thể chúng bơi theo các dòng sông, hoặc hồ này nối với biển trong một giai đoạn nào đó trong lịch sử. Dù với lý do gì, chúng cũng đã sinh sống ở đây được hơn 2 triệu năm rồi. Gần đó có bảo tàng Baikal, nơi giải cứu những con bị mắc cạn.

- Ngôi làng của các ngư dân, Bolshie Koty (Big Cat – Đại Miêu), chỉ có thể đến được bằng thuyền, dân số 100 người, nơi đây hẻo lánh nên không có đèn điện. “Thật buồn khi nghĩ đến việc giới trẻ ngày nay không thích học những kỹ năng của thế hệ trước, tự tay xây nhà, dong thuyền ra vùng nước dữ. Giới trẻ bỏ lại vùng nông thôn nhàm chán, cùng những việc cha mẹ mình vẫn làm để chạy theo ánh đèn thành phố. Và những người đàn ông thực thụ sẽ chỉ còn là quá khứ.”
6. KRASNOYARSK
Gặp và nói chuyện với một “Russian oligarch” (tài phiệt Nga).
7. YEKATERINBURG
Thành phố lớn thứ 4 ở Nga, có một lịch sử đen tối và bạo lực.
- 17/7/1918, cả nhà Sa hoàng, người hầu và cả chó bị bắn chết, xác bị vứt vào rừng sâu, bị phân mảnh, rưới axit và bị đốt trong 1 ngày.
- Khi Soviet sụp đổ năm 1990, thành phố gần như vô luật lệ do chiến tranh giữa các băng đảng, hàng trăm người bị giết.
8. PERM
Thời Soviet, Perm là vùng cấm địa với du khách phương Tây. Đây từng là trung tâm sản xuất vũ lớn. Giờ đây Perm khá cởi mở về quá khứ.
Bên cạnh tên lửa và bom, nơi đây sản sinh ra những ngôi sao ba lê hàng đầu nước Nga.
9. VLADIMIR
Một trong các cố đô của Nga với nhiều công trình kiến trúc đẹp.
10. MOSCOW
Khu ẩm thực GUM, bánh mì đen “chernyy khleb”.