14/4/2022 đánh giá cột mốc mới trong hành trình “Cừu quê xuất ngoại” của mình. Không chỉ đánh dấu lần đầu tiên mình xin được visa châu Âu, mà còn mở ra hành trình du lịch ấp ủ từ tận 2019, sau 2,5 năm gián đoạn phải ở nhà vì Covid.
Vì chưa có dự định đi du lịch lại trong năm 2022 nên mình xin visa Schengen trong tâm thế cũng không áp lực mấy, coi như tập dượt, để nếu trượt thì còn rút kinh nghiệm cho lần tới. Sau 1 lần bị đuổi về, 1 lần bị dọa hồ sơ thiếu các kiểu tưởng như sẽ trượt, mình cũng nhận lại hộ chiếu cùng visa Schengen.
Lúc đầu nói xin visa không áp lực, xin cho vui, cơ mà lúc nhận lại hộ chiếu (qua bưu điện), xé 2 lớp phong bì mà tay run run hồi hộp không khác gì lúc nhận kết quả thi đại học 10 năm về trước.
Có visa nên cái máu cuồng du lịch nổi lên, sau 1 buổi tối tham khảo lịch trình của một nhóm cùng chi phí mà mình có thể bỏ ra, quyết tâm khô máu đi 20 ngày Bắc Âu, cho bõ 2,5 năm vừa rồi ở nhà tiết kiệm tiền. “Kiếm củi 3 năm thiêu 1 lần” rất đúng với 2022 của Linh.
Sau đây là các bước xin visa của mình, các kinh nghiệm viết trong bài đều là từ quan sát thực tế tại thời điểm 2022.
I. CHUẨN BỊ HỒ SƠ XIN VISA

(**) Các lưu ý:
– Nơi nộp hồ sơ:
Xét duyệt và cấp visa cho mình là Đại sứ quán (ĐSQ)/ Tổng lãnh sự quán (TLSQ), nhưng sẽ nộp hồ sơ qua cửa TLScontact – là một đơn vị trung gian. Trong phong bì nhận lại hộ chiếu của mình có ghi rõ: “TLScontact không đóng vai trò quyết định trong quá trình xét duyệt, chỉ Đại sứ quan/ Tổng lãnh sự quan có thẩm quyền quyết định kết quả”. Vậy mà chưa thấy chỗ nào làm tiền và chỉ chầu chực dụ nâng cấp dịch vụ để thu tiền như cái TLScontact này. Trong quá trình xét duyệt giấy tờ, các bạn nhân viên không bỏ qua cơ hội nào để “gợi ý” về con số 1,2tr (phí dịch vụ Premium) này cả. Lưu ý tỉnh táo nhé.
– Lịch làm việc:

Ghi ngoài cửa là 8:00-16:30 từ thứ Hai đến thứ Sáu, 8:00-11:00 thứ Bảy. NHƯNG, ngoài khung giờ 8:00-11:00, thứ Hai/ thứ Tư (TLScontact HCM) và thứ Ba/ thứ Năm (TLScontact HN), các khung giờ khác đều gọi là “làm ngoài giờ”, ai nộp vào khung “làm ngoài giờ” thì đều phải nộp thêm 1,2tr (ngoài phí dịch vụ 920.500đ cố định). Nhóm bạn ở Hà Nội đã phải ngậm ngùi ngã ngửa nộp thêm tiền, vì khi gọi điện đặt lịch, tổng đài không hề nhắc vụ này.
– Về hồ sơ:
1. Visa application:
Tự đăng nhập và khai tại link này, ký tên, dán ảnh mới nhất: https://france-visas.gouv.fr/en/web/vn
Cách điền và lưu ý khi điền form visa: Cách điền mẫu đơn xin thị thực Pháp 2022
2. Ảnh thẻ 3.5×4.5: phông trắng, hình mới chụp
Quy định chính thức của ảnh chụp hộ chiếu xin visa ở link này:
https://fr.tlscontact.com/vn/sgn/page.php?pid=faq#photo_requirements
Trong quy định chính thức tại link trên, mình không hề thấy có quy định hình chụp phải hở tai, hở chân mày, vậy mà mình bị đuổi về vì cái lý do này. Nên ai đi nộp lưu ý vụ này, ảnh phải đúng chuẩn, hồ sơ mới được xem tiếp. Nhóm có 9 người nộp hồ sơ thì 3 người bị đuổi về luôn vì ảnh không hợp lệ. Chỉ cần che tai che lông mày, bóng bẩy, sáng quá, quá 70% khung hình là cũng được gợi ý ngay dịch vụ 1,2tr để được ra chụp lại bổ sung. Cái quầy chụp ảnh lại thì cũng ngay cửa, phí chụp 130k mình cũng chi được đấy, nhưng ngay cả bỏ 130k chụp lại mà vẫn phải nộp thêm 1,2tr mới cho thay ảnh thì đúng là làm tiền, hút máu mà. Mình đi về luôn, hẹn lần sau nộp, ghét cái thái độ.
10. Hợp đồng lao động:
Mục đích chứng minh công việc ổn định, có ràng buộc ở Việt Nam.
- Nếu ai có công ty riêng, cần nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty mình và các tờ nộp thuế của công ty hàng tháng.
- Nếu ai làm việc tự do, photo + dịch + công chứng tất cả các hợp đồng freelance ra + trong bảng sao kê tài khoản ghi chú lại các khoản đc trả theo dạng này.
- Những ai còn độc thân hoặc làm tự do nên viết một cái tâm thư, “Letter of expression”, nói rõ mình đang làm công việc gì, có ràng buộc ở VN ra sao (bố mẹ, con cái, chồng/vợ chưa cưới) và khẳng định chắc chắn mình sẽ quay về VN, không trốn ở lại Châu Âu.
11. Đơn xin nghỉ phép:
Có ghi rõ thời gian nghỉ và được chấp nhận bởi công ty đang làm việc, có chữ ký và đóng dấu đỏ. Xin nghỉ dài ra vì lần đầu nộp visa Schengen, xin bao nhiêu ngày cấp bấy nhiêu ngày, phải dự phòng trường hợp trước khi lên máy bay test ra F0 phải ở lại Châu Âu.
12. Chứng nhận bảo hiểm du lịch:
Bảo hiểm du lịch phải có giá trị ít nhất 30,000 EUR. Hiện tại chỉ có Liberty và Hùng Vương là có điều khoản về bảo hiểm covid, Tuy nhiên, khi xét nghiệm ra dương thì phải nhập viện mới được chi trả. Còn nếu dương tính, sức khỏe bình thường, tự cách ly tại khách sạn thì tiền khách sạn, ăn uống, phí xét nghiệm ở châu Âu, bảo hiểm không trả. Nếu vì lý do trước khi bay bị F0, ở lại Châu Âu do F0 thì tiền vé máy bay phải hủy/ hoàn, bảo hiểm cũng không trả. Nói tóm lại, nó chỉ trả khi bạn bị covid nặng đến mức nhập viện, Các điều khoản khác không khác gì các bảo hiểm du lịch khác.
- Liberty: phí 1.029k. Nếu trượt visa, phí hoàn lại 500k.
- Hùng Vương: 692k. Nếu trượt visa, hoàn lại toàn bộ
- UIC (ko có điều khoản covid): 745K. Nếu trượt visa, hoàn lại toàn bộ.
Lúc nộp hồ sơ, bạn chuyên viên nhận hồ sơ nói bảo hiểm Hùng Vương của mình được cấp bởi Pacific Cross Việt Nam – một tổ chức không nằm trong danh sách được công nhận. Mà quy định ở đâu thì các bạn ấy không nói, mình cũng không tìm thấy trên web TLScontact. Vụ này thì không bị đuổi về, vẫn nộp được, nhưng vẫn kèm theo một gợi ý là, nếu nộp 1,2tr thì chị được bổ sung lại bảo hiểm khác từ cho đến cuối giờ chiều ngày hô đó. Lấy tiền của mình đâu có dễ, mình vẫn nộp, nếu bị trượt thì mình đòi hoàn tiền bảo hiểm và mua cái khác sau.
QUAN TRỌNG:
- Phải có PCR (72 giờ)/ test nhanh (48 giờ) trước khởi hành để kích hoạt chế độ bảo vệ của BHDL. Trong mọi trường hợp cần bồi thường họ yêu cầu cái này. Không là từ chối bồi thường.
- Trong trường hợp không đủ 2 mũi tiêm chủng thì buộc phải có 14 ngày chờ. Nên nếu bạn ko có tiêm, và chỉ đi dưới 14 ngày thì không cần mua bảo hiểm có covid làm gì.
15. Lịch trình và khách sạn ở châu Âu:
Khi xin visa Pháp, thì thời gian lưu trú ở Pháp phải là nhiều nhất, và phải bay vào Pháp trước tiên (nếu không có thể bị từ chối khi nhập cảnh). Cố gắng làm cho gần đúng nhất lịch trình thực tế có thể, nếu hủy cũng chỉ hủy một phần. Ví dụ nộp Pháp thì mấy chỗ khác mình có thể hủy chứ Pháp là mình không hủy. Trường hợp muốn đổi lại lịch trình và hủy phòng sau khi có visa, thì cũng có thể có rủi ro là bên TLSQ/ ĐSQ kiểm tra với khách sạn phát hiện ra sẽ gửi mail thông báo hủy visa.

Lịch trình và khách sạn các đêm phải khớp nhau, mình nộp lần 2 thì bạn chuyên viên soi kỹ từng đêm. Có những booking ở Na Uy không phải bằng tiếng Anh mà cũng bị ghi nhận không có lịch trình trong check list luôn á. Nên thôi, để đỡ đau tim và phải nghe tiếp điệp khúc 1,2tr thì đừng để bị lỗi gì nhá, mợt lắm, không có tinh thần thép là mất tiền ngay ấy.
Nếu dính lỗi mà hồ sơ bị trả về thì đặt lịch hẹn lần sau cũng mòn mỏi lắm, không dễ có lịch trống miễn phí đâu. Như mình, lần đầu bị đuổi là 23/3, quay về đặt lịch tiếp thì 2 tuần sau, 4/4 mới nộp lại được. Không muốn chờ đợi thì lại quay về bẫy 1,2tr thôi. Người Việt người Việt với nhau mà đối xử thế á, mà dịch vụ thu phí hẳn hoi. Hai lần đi nộp được cái visa Pháp mà về yêu cái hành chính công Việt Nam lắm, kiểu gì cũng vẫn hơn TLScontact.
II. NHẬN KẾT QUẢ VISA
Sau khi nộp hồ sơ, lấy dấu vân tay và chụp hình, hồ sơ cũng được xử lý khá nhanh, ngay chiều đó đã được chuyển đến TLSQ. Đầu Hà Nội thì có kết quả nhanh hơn, 3 ngày làm việc, đầu Hồ Chí Minh phải mất 1 tuần làm việc.



Visa Schengen không hề dễ, không ai chắc chắn mình sẽ có visa 100% nên chuẩn bị hồ sơ càng chu đáo càng tốt. Được cái may mắn là hậu covid, du lịch toàn cầu nhớ khách Trung, các bạn Trung chưa mở cửa thì xin visa chắc cũng dễ hơn lúc chưa covid, người ta chả cấp vội cho mình đi tiêu tiền ấy chớ.
Hồ Chí Minh, một ngày sắp phải tiêu nhiều tiền nhưng vui
Các bài viết khác của chuyến châu Âu 2022:
Nhật ký du lịch Bắc Âu, hè 2022
Trek Lưỡi quỷ Trolltunga (Na Uy)