QUY TRÌNH THỰC HIỆN THEO THỨ TỰ:
– Refuse (từ chối những gì chúng ta không cần)
– Reduce (tiết giảm những gì chúng ta cần)
– Reuse (tái sử dụng những gì chúng ta tiêu thụ)
– Recycle (tái chế những gì chúng ta không thể từ chối, không thể tiết giảm, hoặc không thể tái sử dụng)
– Rot (ủ phân những gì còn lại)
Người tiêu dùng có thể làm nguôi ngoai những lo ngại liên quan đến tái chế bằng cách áp dụng quy trình 5R theo thứ tự. Một khi đã từ chối, tiết giảm, tái sử dụng thì việc tái chế hầu như không còn cần thiết. Đồng thời ta cũng đơn giản hóa được việc phỏng đoán vật liệu tái chế và hơn cả là ta còn giảm được những chuyến đi đến địa điểm thu gom vật liệu khó tái chế.
1. Tự làm bột đánh răng
Cho hỗn hợp gồm 1 cốc baking soda và 1 thìa cà phê bột stevia trắng (nếu muốn, mục đích là để giảm độ mặn của baking soda) vào lọ rắc gia vị (nên chọn loại có nắp xoay để rắc lượng vừa dùng).
2. Giấy ăn
– Khăn tay: tuy là một thứ hoài cổ nhưng rất hữu hiệu mỗi khi hắt hơi
– Vải vụn: bạn có thể cắt áo phông cũ thành các ô vuông có kích thước 15*15cm rồi xếp gọn gàng trong một chiếc hộp. Để vệ sinh, hãy giặt chúng với nước nóng; để khử trùng, hãy sử dụng bàn là ở nhiệt độ cao.
3. Cốc nguyệt san dùng nhiều lần
4. Mỹ phẩm chăm sóc da mặt
– Làm sạch: xà phòng lỏng tự chế
– Làm ẩm: rắc cỏ xạ hương vào một cái bát và đổ đầy nước sôi. Úp mặt gần kề và phủ đầu bằng khăn trong 5ph.
– Tẩy tế bào chết: lấy đủ lượng baking soda, chà đều theo chuyển động tròn trên mặt, rửa sạch và lau khô.
– Mặt nạ: trộn một lượng nhỏ đất sét loại không-đóng-gói với dấm táo để tạo thành bột nhão. Thoa lên mặt, chờ khô rồi rửa sạch bằng nước ấm.
5. Chữa bệnh bằng tủ đồ ăn KHÔNG RÁC:
– Dị ứng: Mật ong địa phương hằng ngày
– Vết bầm tím: đắp nửa củ hành tây trong 15ph
– Ho và đau họng: Súc miệng nước muối và ngậm một viên thuốc ho (tự làm)
Công thức kẹo ngậm ho (không dùng trẻ dưới 3 tuổi): Trộn ½ cốc mật ong, 1 thìa canh nước cốt chanh và 1 thìa canh trà thảo mộc đặc vào trong chảo. Bạn có thể dùng cỏ xạ hương, cây xô thơm, bạc hà, bạch đàn, hoặc gừng. Đun sôi 3-4ph hoặc đến khi hỗn hợp chuyển sang màu hổ phách. Tắt bếp để nguội. Dùng ngón tay vê thành hình quả bóng nhỏ. Khi nguội hẳn lăn trong đường bột.
– Tiêu hóa: Nhai hạt cây thì là hoặc uống trà hồi
– Viêm da: tắm với bột yến mạch và thoa dầu oliu
– Hôi chân: Phun dấm táo lên bàn chân và rắc baking soda vào giày
– Gút: Uống cà phê hoặc ăn anh đào
– Nhức đầu: uống cà phê espresso, chà lá bạc hà lên thái dương, hoặc cuộn lá nguyệt quế tươi vào lỗ mũi
– Côn trùng/ sứa cắn: thoa dấm trắng lên vết cắn
– Sỏi thận: trộn ¼ chén dầu ôliu với ¼ chén nước cốt chanh và uống cùng một lúc, sau đó uống một cốc nước lớn.
– Vết thương hở: sử dụng mật ong để chữa lành vết cắt nhỏ
– Đau bụng kinh: uống trà cúc La Mã hoặc trà cúc vạn diệp (cỏ thi)
– Giảm ợ nóng: uống một thìa cà phê baking soda trong một ly nước hoặc ½ thìa cà phê mù tạt.
– Chảy nước mũi: dùng dung dịch muối biển xịt
– Cháy nắng: dùng một lượng lớn dấm táo hoặc dầu ô liu
– Đau răng: Súc miệng bằng trà cúc La Mã hoặc đắp đá lên vùng bị đau
– Nhiễm trùng đường tiết niệu: ăn quả nam việt quất
– Nhiễm nấm men âm đạo: ăn sữa chua
– Mụn cóc: đắp cố định một miếng cam hoặc chanh ngâm trong dấm trắng lên vùng bị mụn và lặp lại cho đến khi hết
6. Công dụng tuyệt vời của DẤM
– Chất tẩy dính: gỡ các miếng dán sticker hoặc loại bỏ mảng bám của kẹo cao su
– Chất tẩy rửa nhà tắm
– Chất giữ màu: ngâm quần áo dễ bị phai màu với dấm trước khi đem giặt chung
– Bột thông cống: Dùng cây thụt làm sạch đường ống. Rồi đổ vào ¼ muối nở baking soda và ½ chén dấm trắng. Đậy nắp bồn cầu lại cho đến khi sủi bọt thì đổ nước sôi vào để xả sạch.
– Tẩy trắng: vết bút bi, bút chì hoặc bút sáp màu trên tường.
– Phân bón cho hoa: cho 1 thìa canh vào lọ cắm hoa để tươi lâu hơn
– Chất tẩy rửa kính
– Thuốc diệt cỏ và thuốc chống côn trùng (kiến)
– Chất tẩy đồ trang sức/ kim loại: sử dụng hỗn hợp 1 thìa cà phê muối và ¼ chén dấm để làm sạch đồng bị xỉn màu. Đối với bạc, ngâm chúng trong ¼ cốc dấm trắng và 1 thìa cà phê muối nở baking soda, sau đó rửa sạch và đánh bóng bằng một miếng vải mềm. Đối với vàng, ngâm dấm trong 1h và xả sạch với nước. KHÔNG dùng dấm với ngọc trai.
– Chất tẩy rửa nhà bếp: Khử trùng thớt, các vật dụng inox hoặc chén đĩa… Để làm sạch lò vi song, đổ một chút hỗn hợp dấm vào cốc và bật lò để khử mùi và làm mềm mảng bám thức ăn.
– Bột giặt tăng cường: Thêm ½ cốc dấm tinh luyện vào chu trình xả sẽ ngăn ngừa xà phòng tích tụ và làm ố quần áo. Dấm có chức năng như chất làm mềm vải, hỗ trợ bền màu và giảm bụi bám do tĩnh điện.
– Loại bỏ và ngăn ngừa nấm mốc: Sử dụng dấm đặc để loại bỏ nấm mốc khỏi hầu hết các bề mặt. Để ngăn ngừa nấm mốc trên rèm tắm, chỉ cần xịt giấm lên khu vực có mốc hoặc thêm dấm vào chu trình xả khi giặt rèm.
– Trung hòa mùi: Đặt một bát dấm trong phòng để hút các loại mùi hôi dai dẳng (phòng mới sơn, không gian xe hơi, căn bếp hỗn tạp các loại mùi
– Đuổi chó mèo: xịt giấm nơi bạn không muốn chó mèo ăn uống, cào cấu, hoặc đi tiểu.
– Làm trơn dây khóa kéo
7. Du lịch
– Hạn chế phát thải các-bon: Giảm tần suất các chuyến bay, giảm khoảng cách đi lại, cân nhắc phương tiện di chuyển khác, chọn các chuyến bay thẳng, …
– Hạn chế sử dụng đồ 1 lần trên các chuyến bay: sử dụng bình cá nhân để lấy đồ uống, dùng tai nghe cá nhân, mang tấm vải làm chăn hoặc gối, …
– Mua đồ khi đi du lịch: áp dụng các nguyên tắc mua sắm KHÔNG RÁC như ở nhà.
8. “Những gì không thực sự được sử dụng, không cần thiết và không còn được yêu thương đều phải ra đi”.
9. Đơn giản hóa lối sống và đơn giản hóa rác thải: Bớt lãng phí thời gian vào ti vi và mua sắm, dành thời gian tìm hiểu về các vấn đề môi trường như đọc sách hoặc xem phim, tìm hiểu các chế độ ăn uống lành mạnh và tiêu thụ có trách nhiệm. Ta chỉ có thể gắn bó với lối sống KHÔNG RÁC lâu dài nếu nó đủ đơn giản và thuận tiện với thực tế đời sống. Ví dụ: thay vì tự làm kem thì có thể mang hộp đựng đi mua kem ở cửa hàng…
10. Mua sắm là một dạng biểu quyết và những quyết định chúng ta thực hiện mỗi ngày đều có tác động nhất định.
Việc tiêu thụ bất kỳ thứ gì sẽ đều ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, kinh tế và sức khỏe vì bạn đang gửi đi một thông điệp về nhu cầu để kích thích nguồn cung.
Sau những cuộc họp chốn công sở, bàn tay ta đầy ứ cả xấp danh thiếp. Tại các hội nghị, tùi quà tặng làm tinh thần ta phấn khởi. Khi vô tình liếc nội dung bên trong, ta thầm thốt lên “Tuyệt cú mèo, một cái bút!” mặc dầu số bút ở nhà đủ dùng tới kiếp sau. Trên đường về nhà, ta dừng lại mua một chai rượu vang được bọc tới 2 lần túi cùng 1 cái hóa đơn; lúc trở ra xe ta tiếp tục bắt gặp tờ rơi quảng cáo kẹp lịch sự dưới cần gạt mưa. Khi về nhà, đập ngay vào mắt lại là thùng thư biến dạng vì bội thực thư rác. Chúng ta có thể tái chế hầu hết chúng, nhưng lối sống KHÔNG RÁC không phải là tái chế nhiều hơn mà là phản ứng với những loại rác thải không cần thiết và ngăn chặn nó luồn lách vào nhà từ ban đầu.
Sự chấp nhận theo kiểu bị áp đặt sẽ dung túng và tăng cường những thói quen lãng phí. Khi ta không uống nữa nhưng vẫn để người phục vụ đổ thêm nước, khi ống hút ta không dùng nhưng vẫn được cắm nhã nhặn theo thói thường. Khi đó ta đang gửi đi thông điệp “Nước không quan trọng”, “Hãy làm thêm ống hút dùng một lần”.
11. Bốn lĩnh vực đáng lưu tâm cho ta có cơ hội “chủ động từ chối”:
– Nhựa dùng một lần
– Tặng phẩm
– Thư rác
– Những hành vi không bền vững. Ví dụ: hành động từ chối biên lai sẽ dẫn đến những lựa chọn khác như không in hoặc gửi email thay thế.
12. Ba phương pháp để chủ động tiết giảm rác thải trong nhà (REDUCE):
– Đánh giá tiêu dùng trong quá khứ: nhận định tính hữu dụng và nhu cầu thực sự cho mọi vật dụng trong nhà qua việc từng bước tinh giảm để loại bỏ những thứ không cần thiết.
– Khống chế tiêu dùng hiện tại và tương lai về cả số lượng lẫn phạm vi
– Giảm thiểu các hoạt động hỗ trợ hoặc dẫn đến tiêu dùng.
13. REUSE: “Dùng sạch trơn, mặc đến sờn, tận dụng nó hoặc đừng tậu nó” (Ngạn ngữ cổ)
14. RECYCLE: “Tái chế là liều thuốc aspirin giảm đau, hạ sốt cho cơn tiêu dùng quá độ của những đám đông nguy hiểm” – William Mc Donough, Cradle to Cradle (Vật liệu bền vững)
15. THỜI GIAN: Khi bạn từ chối việc tích lũy quà tặng miễn phí, từ bỏ những thói quen lãng phí thời gian (như xử lý thư rác) và cắt giảm đồ dùng gia đình, bạn sẽ tìm lại khoảng thời gian đã bị thất lạc lâu nay và tận dụng nó có hiệu quả hơn. Bất cứ ai cũng có thể thoát khỏi gánh nặng đồ đạc và lối sống lãng phí để tập trung vào những trải nghiệm thực tế.
16. Dọn dẹp căn bếp: 20% đồ đạc trong nhà có tần suất sử dụng lên đến 80%, rốt cuộc 80% còn lại không hề hữu ích như bạn nghĩ. Chỉ giữ lại những thứ vượt qua được những câu hỏi sau:
– Nó còn dùng được không? Đã hết hạn sử dụng chưa?
– Tôi có đang dùng nó thường xuyên?
– Có sự trùng lặp nào ở đây không?
– Nó có gây nguy hại cho sức khỏe gia đình không?
– Tôi có đang tích đồ chỉ vì “cả nể”?
– Tôi có giữ nó vì “ai cũng có” Không? Mình có đang sở hữu thứ gì có chức năng tương tự không?
– Thời gian quý báu bỏ ra để phủi bụi và dọn dẹp có đáng không?
– Tôi có thể sử dụng không gian này cho việc gì khác?
– Nó có thể tái sử dụng chứ?
17. Danh sách đồ đạc bền vững thay cho đồ dùng một lần:
– Khăn giấy: Thay thế bằng khăn vải. Khăn lau dành cho kệ bếp được làm từ ga trải giường cũ.
– Nước đóng chai: thay thế bằng bình inox
– Màng bọc thực phẩm / túi: hũ đóng hộp với các kích cỡ khác nhau cho các mục đích khác nhau.
– Trà túi lọc: quả lọc trà inox và trà nguyên chất.
18. Mỹ phẩm KHÔNG ĐÓNG GÓI
19. Một thế giới không dùng giấy: in giấy 1 mặt, đọc báo mạng thay vì tạp chí, số hóa các hóa đơn và tài liệu để lưu trữ.
20. Cắm trại KHÔNG ĐỂ LẠI RÁC