Haily's corner
  • TRANG CHỦ
  • It’s me, Haily
  • Cuộc sống
  • Du lịch
    • Châu Á
      • Đông Nam Á
      • Nhật Bản
      • Trung Quốc & Đài Loan
      • Ấn Độ
    • Châu Âu
    • Châu Đại Dương
    • Châu Phi
    • Châu Mỹ
    • Hiking
    • Việt Nam
    • Mẹo hay & Thông tin
    • Sách văn hóa & du ký
    • Danh sách mơ ước (Wishlist)
  • Nhiếp ảnh
  • Sách
  • TV series
  • 汉语

Haily's corner

Góc nhỏ của Haily

  • TRANG CHỦ
  • It’s me, Haily
  • Cuộc sống
  • Du lịch
    • Châu Á
      • Đông Nam Á
      • Nhật Bản
      • Trung Quốc & Đài Loan
      • Ấn Độ
    • Châu Âu
    • Châu Đại Dương
    • Châu Phi
    • Châu Mỹ
    • Hiking
    • Việt Nam
    • Mẹo hay & Thông tin
    • Sách văn hóa & du ký
    • Danh sách mơ ước (Wishlist)
  • Nhiếp ảnh
  • Sách
  • TV series
  • 汉语
Du lịchViệt Nam

Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ “Ông”, thờ “Bà” của cộng đồng người Hoa

by Haily Tháng Bảy 29, 2022Tháng Mười Một 29, 2022
written by Haily Tháng Bảy 29, 2022Tháng Mười Một 29, 2022
Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ “Ông”, thờ “Bà” của cộng đồng người Hoa

Rảnh rảnh, và đang bị cơn cuồng mong Trung Quốc mở cửa để đi du lịch. Nên đành ngồi tìm hiểu và lang thang nghiên cứu lịch sử về khu Sài Gòn-Chợ Lớn xưa. Ở Hồ Chí Minh, đặc biệt là khu quận 5, mình thấy có khá nhiều đền/ miếu thờ “Ông”, thờ “Bà”. Vậy “Ông”, “Bà” rốt cuộc là ai? Tại sao có tín ngưỡng thờ “Ông”, thờ “Bà” như vậy?

Các nguồn tham khảo kiến thức:

– Sách “Sài Gòn năm xưa” – Vương Hồng Sển, xuất bản đầu tiên 1960

– Wikipedia.org

Cộng đồng người Hoa đến định cư ở vùng Sài Gòn – Chợ Lớn xưa, đa phần có nguyên quán từ 7 phủ thuộc các tỉnh phía Nam Trung Hoa gồm: phủ Phúc Châu, phủ Chương Châu, phủ Tuyền Châu (tỉnh Phúc Kiến), phủ Quảng Châu, phủ Triều Châu, phủ Quỳnh Châu (tỉnh Quảng Đông) và phủ Ninh Ba (tỉnh Chiết Giang).

Để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, 7 cộng đồng này đã cùng nhau đóng góp tiền bạc, xây dựng lên “Thất phủ Quan Võ miếu” (miếu thờ Quan Thánh của bảy phủ), song song với việc dựng “Thất phủ Thiên Hậu cung” (miếu thờ Thiên Hậu của bảy phủ). Cách thờ tự này đã thể hiện tính chất cặp đôi với quan niệm âm dương, thể hiện nhân sinh quan Đông phương rõ nét.

1. MIẾU THỜ ĐỨC QUAN THÁNH

Nguồn gốc tín ngưỡng thờ Ông trong cộng đồng người Hoa

Theo wikipedia, Đức Quan Thánh, tên thật là Quan Vũ (關羽/Guān Yǔ/, 162-220), là một nhân vật lịch sử có thật của Trung Quốc. Ông là một vị tướng nổi tiếng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán. Các tên khác: tên tự Vân Trường (雲長), Quan Công, Quan Thánh, Quan nhị ca.

Quan Vũ là được đánh giá là vị tướng có tài năng, võ nghệ dũng mãnh, được người đương thời nhận xét là “sức địch vạn người, hổ thần một thời, có phong độ quốc sĩ” có tài và có nghề. Về tính cách, ông tuy có nhược điểm là kiêu ngạo, hay quát mắng người khác và cư xử có những lúc nông nổi – tất cả đều dẫn đến cái chết của ông – nhưng ưu điểm của ông là lòng can đảm, tôn sùng lễ giáo, hào hiệp trượng nghĩa, sự kiên cường và lòng trung thành tuyệt đối, những ưu điểm này được người dân đánh giá rất cao, ngay cả Tào Tháo cũng khâm phục và coi ông là một “nghĩa sĩ thiên hạ”. Ông được người đời sau coi là một biểu tượng của những đức tính “Danh lợi không đổi lòng, Giàu sang không dâm loạn, Nghèo hèn không nhụt chí, Oai vũ không khuất phục”.

Là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á, hình tượng Quan Công (關公) đã được thần thánh hóa trong các câu chuyện dân gian, bắt đầu từ thời kỳ nhà Tùy (581-618), tiểu thuyết hóa trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Thanh Thái Tổ là người hâm mộ tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, nên vào thế kỷ 17 ông được các hoàng đế nhà Thanh (1636–1912) tôn vinh là Võ thánh (ngang với Văn thánh Khổng Tử). Phần lớn các võ miếu ở các làng xã Trung Quốc đều có tượng thờ ông với hình mẫu là mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây thanh long yển nguyệt đao và/hoặc cưỡi ngựa xích thố.

Ngày 13 tháng giêng Âm lịch (ngày Quan Công quy y Tam Bảo, hiển thánh – ngôn ngữ dân gian là ngày mất ^^) và ngày 24 tháng Sáu âm lịch (ngày sinh) là hai ngày vía quan trọng nhất trong năm của tín ngưỡng thờ Ông.

Thất Phủ Võ Đế Miếu – trên bưu thiếp năm 1908

Các nơi thờ Quan Đế trong khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn

Tín ngưỡng thờ Ông là một nét văn hóa tín ngưỡng trong cộng đồng người Hoa, và theo chân họ trên quãng đường khai phá các vùng đất mới, bao gồm cả cộng đồng người Hoa ở khu Sài Gòn – Chợ Lớn. Các nơi thờ Quan Đế trong khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn:

– Thất phủ Quan Võ miếu: Miếu đầu tiên xây dựng ở đất Chợ Lớn, xưa nằm ở 118 Triệu Quang Phục. Miếu có trước thế kỷ thứ XIX, nhưng đến năm 1819 – 1820 mới xây cất kiên cố. Tuy nhiên, trải qua nhiều biến cố của lịch sử, cuối năm 1975, miếu bị phá đi. Một di sản giá trị ở Chợ Lớn không còn.

– Hội quán Nghĩa An: do người ở phủ Triều Châu (Quảng Đông) lập.

– Hội quán Phước An: do cộng đồng người Minh Hương hợp lại xây dựng lại năm 1902, thế cho “Hội quán An Hoà” đã xây dựng từ 1865.

– Hội quán Nghĩa Nhuận: do ông Đỗ Hữu Phương (1840 – 1914) gây dựng năm 1872.

2. MIẾU THỜ THIÊN HẬU THÁNH MẪU

Tín ngưỡng thờ Bà trong cộng đồng người Hoa

Thiên Hậu Thánh Mẫu (天后聖母) hay bà Thiên Hậu, là một vị thần quan trọng trong tín ngưỡng của người Trung Hoa và người Việt gốc Hoa. Bà được xem như vị thần bảo trợ của ngư phủ và người đi biển, được tôn kính đặc biệt cả trong Phật giáo và Đạo giáo ở các quốc gia Đông Á, và nhất là tại Đài Loan.

Theo học giả Vương Hồng Sển, bà có tên là Lâm Mặc Nương, người đảo Mi Châu, Bồ Dương, Phúc Kiến. Mẹ của bà phải mang thai 14 tháng mới hạ sinh. Sau đó, tám tuổi bà biết đọc, mười một tuổi bà tu theo Phật giáo. Mười ba tuổi, bà thọ lãnh thiên thơ: thần Võ Y xuống cho một bộ “Nguyên vị bí quyết” và bà tìm được dưới giếng lạn một xấp cổ thư khác, rồi coi theo đó mà luyện tập đắc đạo, bà còn xem thiên văn trên biển cho ngư dân đảo Mi Châu.

Một lần, cha bà tên Lâm Nguyện ngồi thuyền cùng hai con trai, chở muối đi bán tỉnh Giang Tây, giữa đường thuyền lâm bão lớn…Lúc đó bà đang ngồi dệt vải cạnh mẹ và trong lúc ngủ đã xuất thần để đi cứu cha và hai anh. Bà dùng răng cắn được chéo áo của cha, hai tay nắm hai anh, giữa lúc đó mẹ gọi bà thức giấc, bà vừa hở môi trả lời thì sóng cuốn cha đi mất dạng, chỉ cứu được hai anh. Từ đó, mỗi khi thuyền bè ngoài biển bị nạn người ta đều gọi vái đến bà.

Ngày vía bà là ngày 23 tháng 3 âm lịch hằng năm (ngày sinh Thiên Hậu Thánh Mẫu).

Miếu Thất Phủ Thiên Hậu Cung năm 1895. Ảnh của nhà nhiếp ảnh Firmin André Salles (1860-1929)
Nguồn: Thư viện Quốc gia Pháp

Các nơi thờ Bà trong khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn

– Thất phủ Thiên Hậu cung: miếu thờ đầu tiên thờ Bà Thiên Hậu ở Chợ Lớn. Tương tự như “Thất phủ Quan Võ miếu”, qua thời gian, chức năng tín ngưỡng của miếu cũng mất hẳn và cộng đồng người Hoa đã quên đi sự hiện diện của ngôi cổ miếu một thời. Di tích Thất phủ Thiên Hậu cung hiện tọa lạc trong khuôn viên của Câu lạc bộ Tinh Võ, số 756 đường Nguyễn Trãi, kiến trúc tuy vẫn còn nhưng hiện đã bị che lấp sau tòa nhà thể thao lớn.

– Hội quán Tuệ Thành: do người phủ Quảng Châu (Quảng Đông) lập, chưa rõ năm xây dựng, nhưng một đại đồng chung trong miếu có đề năm 1830, và có được đề cập trong tác phẩm Gia Định thành thông chí (1820).

– Hội quán Hà Chương: do người phủ Chương Châu (Phúc Kiến) lập, chưa rõ năm xây dựng, nhưng hội quán cũng được đề cập trong tác phẩm Gia Định thành thông chí (1820).

– Hội quán Quảng Triệu: đây từng là nơi giao lưu, hội họp của người Hoa gốc hai phủ Quảng Châu và Triệu Khánh. Khác với các hội quán cổ khác, hội quán Quảng Triệu không nằm ở khu vực Chợ Lớn mà lại nằm ở trung tâm quận 1, 122 Võ Văn Kiệt.

– Hội quán Quỳnh Phủ: do người Hải Nam lập khoảng 1824.

Đọc bài tiếp trong cùng chủ đề: Hội quán của cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn

Lịch sửTín ngưỡng
0 comment
0
FacebookTwitterGoogle +Pinterest
Haily

Keep going, keep smiling. It's me, Haily! ?

previous post
Lịch trình du ngoạn Ninh Bình 24 giờ
next post
Hội quán của cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn

You may also like

“Đà Lạt – kết tinh kỳ diệu từ...

Tháng Một 8, 2023

VỀ AN GIANG, KHÁM PHÁ XỨ THỐT NỐT

Tháng Chín 18, 2022

Kinh nghiệm đi tàu hỏa ở Ấn

Tháng Hai 3, 2023

Joanna Lumpley’s Japan

Tháng Sáu 16, 2021

Nhật ký hành trình đi bụi Ấn Độ,...

Tháng Một 29, 2023

TRẢI NGHIỆM PHÒNG CHỜ SÂN BAY

Tháng Một 20, 2023

Varanasi, nơi con người hoan hỉ đón chờ...

Tháng Hai 6, 2023

GỬI ĐỒ MIỄN PHÍ Ở BANGKOK

Tháng Tư 26, 2017

NHẬT KÝ LEO CHÙA BỬU QUANG (NÚI CHỨA...

Tháng Mười 3, 2020

Đơn thuốc chống đau đầu, shock độ cao...

Tháng Bảy 11, 2022
Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest

guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

BÀI MỚI

  • IT’S ME, HAILY

    Tháng Chín 19, 2021
  • BÀI HỌC VỀ LƯU TRỮ DỮ LIỆU

    Tháng Ba 12, 2023
  • Lịch trình Ai Cập 2023: 10 ngày 11 đêm từ TP. HCM

    Tháng Ba 12, 2023
  • Lịch trình Úc 2023: Melbourne – Adelaide – Sydney 9 ngày 8 đêm từ TP. HCM

    Tháng Ba 12, 2023
  • Cảnh đẹp Vân Nam qua phim “Đi đến nơi có gió” (去有风的地方, Meet your self)

    Tháng Hai 8, 2023
  • Lịch trình New Delhi – Agra 3 ngày 2 đêm

    Tháng Hai 7, 2023

CÁC NƠI HAILY ĐÃ ĐI

Phản hồi gần đây

  • Haily trong Lịch trình New Delhi – Agra 3 ngày 2 đêm
  • Thiện trong Lịch trình New Delhi – Agra 3 ngày 2 đêm
  • Thiện trong TRẢI NGHIỆM PHÒNG CHỜ SÂN BAY
  • Haily trong MewGulf, quan điểm tình yêu
  • Holly trong MewGulf, quan điểm tình yêu

CHỦ ĐỀ

  • Ấn Độ (9)
  • Châu Á (24)
  • Châu Âu (9)
  • Châu Đại Dương (3)
  • Châu Mỹ (5)
  • Châu Phi (2)
  • Cuộc sống (17)
  • Du lịch (66)
  • Đông Nam Á (4)
  • Hiking (7)
  • It's me, Haily (6)
  • Mẹo hay và Thông tin (9)
  • Nhật Bản (2)
  • Nhiếp ảnh (1)
  • Sách (46)
  • Sách văn hóa & du ký (13)
  • Trung Quốc & Đài Loan (5)
  • TV series (14)
  • Việt Nam (19)
  • Wishlist (22)
  • 汉语 (25)
  • Facebook
  • Instagram

Copyright @ 2023 by Haily's corner. Themes designed by thamthien.com


Back To Top
wpDiscuz