1. Tên tác phẩm lấy cảm hứng từ những câu đồng dao trong bài vè William Matrimmator (William Matrimmatoe Chant) của một trò chơi dân gian. Trẻ em đứng thành vòng tròn và cùng đặt tay lên bàn. Một người quản trò đứng giữa vừa đọc bài đồng dao vừa chạm vào một ngón tay của vòng tròn khi đọc qua 1 từ, cứ thế cho tới cuối bài vè. Người có ngón tay được chạm cuối bài vè trở thành người được chọn và sẽ tiếp tục trở thành người quản trò. Bài vè như sau:
He’s a good fisherman.
He catches hens,
Puts them in pens.
Some lay eggs.
Some lay none.
He’s a good fisherman.
Wire, briar, limber, lock.
Three geese in a flock.
One flew east.
One flew west.
One flew over the cuckoo’s nest.
Wire, briar, limber, lock.
Out goes you, old dirty dish rag, you.
Ngay trong tên tác phẩm, người đọc đã thấy được 1 hình ảnh phóng chiếu. Từ “cuckoo” có nghĩa tiếng lóng là “người điên”, “kẻ ngu ngốc” được ghi lại từ năm 1581, có lẽ do tiếng kêu thường xuyên và lặp đi lặp lại của loài chim này. “cuckoo’s nest”, từ đó có thể ví như “bệnh viên tâm thần” – chính là nơi diễn ra câu chuyện.
2. Mc Murphy là đại diện cho những người đi ngược lại số đông, không quy thuận trước những luật lệ gò ép con người và có thể “đảm đương được việc to lớn”, đó là “là chính mình tự nhiên như hơi thở”. Nhưng đi sâu hơn nữa vào trạng thái tâm lý và hành động của nhân vật này, ta sẽ dần cảm nhận được gánh nặng đè trên vai Mc Murphy.
Dù ta dễ tưởng hắn là người phi thường, có thể bất chấp tất cả mà làm theo những gì hắn muốn thay vì phải chịu phục tùng, nhưng theo dòng suy nghĩ, sự thay đổi trong hành động và những sự kiện diễn ra với Mc Murphy, hắn dường như lại là kẻ chịu áp lực nặng nề nhất trong số các bệnh nhân.chỉ có 2 lần nhìn thấy sự mệt mỏi xuất hiện trong đôi mắt Mc Murphy, một lần là trên chuyến xe về viện sau chuyến đi câu cá ngoài biển và một lần là trước phiên trị liệu trong nhà chính, “Dù ta dễ tưởng hắn là người phi thường, có thể bất chấp tất cả mà làm theo những gì hắn muốn thay vì phải chịu phục tùng, nhưng theo dòng suy nghĩ, sự thay đổi trong hành động và những sự kiện diễn ra với Mc Murphy, hắn dường như lại là kẻ chịu áp lực nặng nề nhất trong số các bệnh nhân.chỉ có 2 lần nhìn thấy sự mệt mỏi xuất hiện trong đôi mắt Mc Murphy, một lần là trên chuyến xe về viện sau chuyến đi câu cá ngoài biển và một lần là trước phiên trị liệu trong nhà chính, “quai hàm hắn cứng lại như hóa đá và bộ mặt trở nên xanh rớt, gầy vêu và hoảng hốt”. Trong khi các bệnh nhân khác được quyền không dũng cảm, sợ hãi và chui vào “đám sương mù” của chính mình cho an toàn thì ngay đến cái quyền đó Mc Murphy cũng không có. Những tưởng hình tượng nhân vật này đại diện cho sức mạnh đương đầu với hệ thống thì hóa ra hoàn toàn ngược lại.
Phải nói thêm rằng áp lực từ 2 phía là hoàn toàn khác nhau. Áp lực đương đầu với mụ y tá trưởng Ratched – đại diện cho Liên hợp, cho hệ thống – là áp lực từ bên ngoài, có phần dễ đối phó hơn áp lực đến từ bên trong, từ chính những người “cùng phe” với mình. Với các thế lực bên ngoài, anh chỉ cần vượt qua nỗi sợ, dũng cảm, gan góc tiến lên bất kể thân mình ra sao. Ngay cả khi buông xuôi thì chỉ cá nhân anh chịu hậu quả. Nhưng với thế lực bên trong, anh không có cái quyền để thân mình muốn ra sao thì ra, bởi thân anh giờ không còn là của anh nữa. Cũng như việc vì đau thương một người thân ra đi mà đi theo thì dễ, nhưng vì họ mà sống mới thực là khó. Bởi anh không sống cho anh, mà cho cả phần của người đã khuất.
Vấn đề này đặt ra câu hỏi, liệu một cá nhân có thể thay đổi thế giới, thay đổi cái toàn thể hay không? “Vấn đề này đặt ra câu hỏi, liệu một cá nhân có thể thay đổi thế giới, thay đổi cái toàn thể hay không? “Đối thủ mà hắn đương đầu không phải chỉ thắng một trận là xong. Anh cần phải thắng hết hiệp này tới hiệp khác, khi chân còn đứng vững. Sau thì ai đó sẽ phải chiếm chỗ của anh”. Cái kết của Mc Murphy là câu trả lời cho cuộc đối đầu cá nhân giữa hắn và mụ y tá. Sau cuộc giải phẫu não, Murphy biến thành một hình nhân mà Scanlon – một bệnh nhân trong viện – gọi là con búp bê ngu xuẩn ngoài chợ. Mọi người thi nhau cười cợt nhưng rồi ai cũng phải chấp nhận đó là Murphy. Murphy vạm vỡ ngang tàng giờ chỉ là một hình nhân với bộ mặt trắng sữa và đôi mắt đờ đẫn. Cuối cùng là một điều đã chờ đợi hắn từ lâu – cái chết.
Nhưng xét trên tổng thể, những gì Mc Murphy đã làm hoàn toàn không thể coi là một thất bại. Các bệnh nhân lần lượt ra viện, Thủ lĩnh cũng bỏ trốn, không ai còn sợ hãi xã hội, mang mặc cảm cá nhân hay nỗi sợ hãi vì không giống người khác như trước đây. Phần đông bệnh nhân chọn tự nguyện ở lại trong viện bởi họ không thể hòa nhập với thế giới bên ngoài, như câu thốt lên của nhân vật Harding: “Đấy! Xã hội đối xử với tất cả những kẻ không giống mình như thế đấy”. Chính thái độ của xã hội khiến họ tự bó đời mình trong nhà thương điên, trong “đám sương mù” và lý do, như của Billy Bibbit chỉ là “”. Chính thái độ của xã hội khiến họ tự bó đời mình trong nhà thương điên, trong “đám sương mù” và lý do, như của Billy Bibbit chỉ là “Nếu tao đủ can đảm. Tao có thể ra viện ngay hôm nay nếu đủ can đảm”.
Dường như mọi đoạn đối thoại, mọi hình ảnh trong “Bay trên tổ chim cúc cu” đều gắn lên mình một thông điệp, như một mẩu giấy nhỏ gắn vào đôi chân chim bồ câu với mong muốn có thể mang thông điệp đi xa và tới được với nhiều người. Từ triết lý của Mc Murphy mà Thủ lĩnh Bromden tự rút ra: “Dường như mọi đoạn đối thoại, mọi hình ảnh trong “Bay trên tổ chim cúc cu” đều gắn lên mình một thông điệp, như một mẩu giấy nhỏ gắn vào đôi chân chim bồ câu với mong muốn có thể mang thông điệp đi xa và tới được với nhiều người. Từ triết lý của Mc Murphy mà Thủ lĩnh Bromden tự rút ra: “Bởi hắn (Mc Murphy) biết, để giữ được thăng bằng và để thế giới không làm mình phát điên thì phải biết cười vào mũi tất cả những gì đang làm khổ mình”, rằng “”, rằng “hắn không để nỗi đau lấn át tiếng cười cũng như không cho phép nó thay thế tiếng cười”; cho tới khả năng nội quan khi so sánh sự thay đổi của con người với sự biến đổi của vùng đất mà bàn tay Liên hợp đã nhào nặn lên, “Cũng như người ta chỉ có thể nhận ra sự thay đổi trong mỗi con người sau một thời gian dài xa cách, trong khi những người gặp họ hàng ngày không hề để ý bởi nó diễn ra rất từ từ”.
Tác phẩm cũng truyền tải khá nhiều thông điệp về tiếng cười, như suy nghĩ của Thủ lĩnh: “Tác phẩm cũng truyền tải khá nhiều thông điệp về tiếng cười, như suy nghĩ của Thủ lĩnh: “Đôi lúc tôi quên tiếng cười có thể làm nên chuyện”.
“Tao thất bại, nhưng tao đã thử. Tụi bay hiểu chứ, ít nhất TAO CŨNG ĐÃ THỬ, không phải sao?”
Hochiminh, 22/11/2017