– Sổ tay nghề văn –
Tha thẩn trong rừng chữ, rất nhiều khi có cái thú của nó. Như tha thẩn hái nấm ít nhiều cũng có thu hoạch. Thú vị. Rất nhiều khi vui. Vui và bật cười.
1. “Mê mải em anh MỘNG giấc TINH sương”
Trong câu văn, người ta hay dùng đến chữ đệm, chữ ngụy trang , chữ đánh lạc hướng. Có khi cả một câu nhiều chữ rườm rà chỉ có thể rút ra vài chữ là điểm nhấn chú ý. Những trang văn trong suốt quá, rõ ràng quá, viết chữ nào hiểu đúng chữ ấy, thường khó làm cho người đọc có cái thú tha thẩn trong rừng chữ.
2a. Kiểu ngắt câu khác nhau sẽ hiểu theo cách khác nhau:
– Gia đình có hai con vợ
chồng hạnh phúc.
– Quân du kích tiến vào đồn địch chết ngổn ngang.
– Ông sếp của tôi mất đầu năm 2021.
2b. Nhiều người không quan tâm đến tính đồng bộ, tính phân loại, tính chính xác của con số, tính vô ý của chữ:
– Anh thương binh mang trên người hai vết thương, một vết ở đùi, một vết ở Củ Chi.
– Chúng bay chỉ một đường ra/ Một là tiêu diệt, hai là tù binh.
– Chỉ có cô (nói) hở ra thì cậu ấy mới biết.
– Anh nhìn thấy hai người. Cô đi (phía) ngoài mái tóc buông chấm mông.
– Trong khoang tàu, chàng và nàng ở trong cái MÀN tối mờ mờ.
3a. Tiếng Việt nhiều khi có đối nghịch trong một từ ghép:
– buồn cười, tức cười
– Ngã một cái, “bẩn sạch” cả rồi (“sạch” trong “sạch nhẵn”, “sạch bách”)
– Gặp mưa giữa đường, “ướt ráo” cả rồi (“ráo” trong “ráo trọi”, là toàn bộ, hết lượt)
– đò chìm, may không ai chết, “sống tiệt” (“tiệt” là phương ngữ Bắc Bộ, nghĩa là tất cả còn sống)
3b. Nhiều món ăn có chữ và nghĩa không khớp nhau: bánh giò, bún chả, chả cá (Lã Vọng).
3c. Có nhiều khái niệm bị đảo ngược:
– xôi lúa: chủ yếu là ngô đồ lên, rất ít nếp ít lúa trong ấy
– xôi ngô: nếp nhiều hơn ngô
4. Ngôn ngữ địa phương:
– cỏ áy: dân vùng quê Thái Bình gọi cái gì úa héo là “áy”.
– Nắng quái: nắng cuối chiều gay gắt, nóng bỏng, lộng lẫy trước khi vụt tắt.
5. Thứ bậc và chữ lễ
– dùng từ “người cao tuổi”, thay vì “người già” để câu mang ý nghĩa kính trọng (“aged lady”, không dùng “old lady”)
– Không dùng bà ấy, ông ấy, họ để gọi ông bà cha mẹ.
6. Chữ có một đặc điểm: cái sai nếu được sử dụng nhiều, sử dụng mãi thì được chấp nhận. Nên biết ngôn ngữ Hán Việt, tiếng Anh để không viết thừa:
– “hương hồn”: dành cho phụ nữ quá cố. Còn người đàn ông mới lìa trần thì là “linh hồn”. Dùng mãi thành quen nên từ điển phải chấp nhận định nghĩa “hương hồn” không phân biệt giới tính.
– “diệu nghệ”: một nghề được thực hiện một cách tuyệt diệu, kỳ diệu. Nhưng đám đông cứ đồng thanh “điệu nghệ” và từ điển chấp nhận theo.
– “Đồng hành” là đi cùng nên không thể nói “đồng hành cùng”. “Cặp” và “đôi” đều là hai nên không thể “cặp đôi”.
– Tái sinh, tái hiện, tái diễn, tái bản, phục chế… thì không thêm “lại” ở sau.
– Tối ưu, tối đa, tối kỵ, tối mật… thì không thêm “nhất” hoặc “cực kỳ” vào.
– Đặc thù, đặc trưng… thì bỏ “riêng” đi.
– Hoạ sĩ, học giả, triết gia, doanh nhân, nghệ sĩ… thì không thêm “nhà” hoặc “người”.
– Bộ binh thì không thêm “lính”
– Đề cập thì không thêm “đến”, tiếp cận thì không thêm “vào”.
– Tựa (lời tựa) là bài viết ở đầu sách để nói một số điều về cuốn sách ấy. Tên sách thì gọi là tên sách, tiêu đề, nhan đề, chứ dùng “tựa sách” là sai ý nghĩa.
– “Hỗ trợ” là chỉ sự giúp đỡ qua lại giữa các bên. Một bên giúp một bên thì không thể gọi là hỗ trợ.
– Đi thăm thú và nhìn ngắm thì gọi là đi “tham quan”, không phải “thăm quan”.
– “Lịch trình” là con đường đi qua, mở rộng hơn thì có thể coi là kế hoạch được lập ra cho một chuyến đi xa (itinerary). Còn không hề đi đâu cả thì gọi là “chương trình” (program).
– “Mộ phần” là chỉ một phần đất đặt trước cho một người đang sống, sau này chết thì có chỗ mai táng, không dùng với nghĩa là mộ của người đã chết.
– Đã dùng “tuy nhiên”, “mặc dù” thì thôi “nhưng”
– “Gái” và “trai” rồi thì không viết thừa “gái trẻ”, “trai trẻ”. Tiếng Anh cũng thế: “girl” và “boy” rồi thì nhất định phải “young”, không cần viết thừa “young girl”, “young boy”, trừ chơi chữ (“old boy”, nghĩa là “thằng già”).
– Fan (hâm mộ), (quán) bar
– Trên (khắp) toàn cầu, trên (khắp) mọi miền, (tất cả) mọi người, …
– Đối chiếu với tiếng Anh: đã “although”, “though” thì thôi “but” >> đã “Mặc dù” thì thôi “nhưng” ở giữa câu.
7a. Viết hoa là để tỏ lòng kính trọng, không nên lợi dụng viết tràn lan làm rối mắt.
7b. Chữ “i” tượng thanh hay tượng hình mẫu tự đều cho cảm giác bí, ti hí, li ti, xấu xí…
Ví dụ: “hi vọng” có cảm tưởng không còn hy vọng gì trong ấy. “Lí tưởng” cũng chẳng thấy đẹp đẽ, lý tưởng gì, “iêu quí” thì chẳng thấy yêu, cũng chẳng thấy quý.
8. Khi dịch, nên giữ lại những hình ảnh và cách ví von của ngôn ngữ gốc, rồi chú thích lại ý nghĩa của chúng. Hoặc tìm được một hình ảnh tưởng đương thì nhất.
VD: “Hữu xạ tự nhiên hương” = Handsome is what handsome does.
9a. Tìm hiểu thêm thông tin về bài “Vô âm nữ” – một bài thơ tục của Hồ Xuân Hương
https://iostudy.net/vo-am-nu–mot-bai-tho-tuc-cua-ho-907/ioshareid/75570
9b. Nhân câu chuyện khôi hài về bài văn mà có học sinh giải thích “canh gà Thọ Xương” là món “đặc sản” ẩm thực vùng ven Hồ Tây từng gây xôn xao dư luận. Tránh sau này lại thêm một tiếu lâm về dịch sang tiếng Anh của câu này, “chicken soup in Tho Xuong village”, mình đã có tìm hiểu tường tận về câu thơ:
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương”
Đây là bài thơ chữ Nôm có tựa đề “Hà Thành tức cảnh” của tác giả Dương Khuê (1839 – 1902), tức cụ Nghè Vân Đình, biệt hiệu Vân Trì.
Năm 1474, vua Lê Thánh Tông cho tu tạo lại Hoàng thành, mở rộng diện tích, xây Trấn Vũ quán ở bên ngoài tường thành tức là vị trí hiện nay. Gọi là Trấn Vũ quán vì có tượng đúc hình đạo sĩ và nơi là trung tâm hành lễ của Đạo giáo.
Theo truyền thuyết Việt Nam, Trấn Vũ là vị thần ở núi Sái (nay thuộc làng Thụy Lôi, huyện Đông Anh) có công giúp An Dương Vương trừ tà ma quấy rối khi xây thành Cổ Loa. Ông từng du ngoạn Hồ Tây và trừ hồ tinh chín đuôi lẩn quất ở núi đá cạnh hồ.
Ngoài tên Trấn Vũ, người dân Hà Nội quen gọi là đền Quán Thánh vì nằm trên phố Quán Thánh nhưng cũng còn một nghĩa khác là “quán của Thánh”.
Trong quán Trấn Vũ còn có một quả chuông cao 1,5 mét đúc cùng năm với pho tượng treo ở gác tam quan. Tiếng chuông vang khắp thành Thăng Long vì thế mới có câu thơ này. Thọ Xương là tên một huyện của Hà Nội xưa, còn canh gà là tiếng gà gáy báo canh.
10. Tính chính xác của từ:
– Năm 30 (sau) công nguyên >> đang sống trong công nguyên, kỷ nguyên ấy chưa hết nên không gọi là sau được.
– lễ kỷ niệm 38 năm (ngày) thống nhất đất nước >> bỏ ngày đi, đã năm rồi còn ngày
– tình trạng bụng đói meo xảy ra như cơm bữa >> như cơm bữa là cứ đến bữa sẽ được ăn, đủ bữa đúng giờ
– Gánh nặng trên đầu đã biến mất >> gánh thì phải trên vai
– con chó vẫy đuôi khi được anh vuốt ve trên người nó >> chó mà lại là người được sao?
11. Nhiều từ bị Việt hóa nhầm nghĩa:
– tube (cái ống), viết là tuýp. Còn type (kiểu, loại), viết là típ.
– “mốt” là chỉ cái gì đó hiện đại, bắt nguồn từ âm đầu “modern”, phát âm theo kiểu Pháp “môđec”, chứ đừng nhầm thành “mode” (cách thức)
– món ốp-lếp bên mình là để chỉ món trứng để nguyên thế rán, lòng đỏ ở giữa lòng trắng. Tiếng Anh là “sunny-rise-up”, chứ không liên quan gì đến “omelet” (trứng rán) cả.
12a. Dịch tiếng Anh nên để ý đến cả tính cá tính của ngôn ngữ, thay vì chỉ tập trung vào tính thông tin của ngôn ngữ.
– “Linh from VN”: “Linh quê ở VN” hoặc “Linh là người VN”. Không phải “Linh đến từ VN”.
– “last” vừa có nghĩa là “cuối cùng”, vừa có nghĩa là “lần gần đây nhất”.
– “men in black”: “đám đàn ông vận đồ đen”, “mấy gã trang phục đen”. Đừng dịch “trong bộ đồ”
– “water buffalo” là “con trâu”. Chứ “con trâu nước” theo nghĩa dân gian mình lại thành con hà mã.
– “culture” có nghĩa là “văn hóa”, cũng có nghĩa “phong tục”, “tập quán”. Vì vậy, dùng “tập quán trồng trọt”, “tập quán chăn nuôi” thì hợp lý hơn là “văn hóa trồng trọt”, “văn hóa chăn nuôi.”
– “project”: dịch là “công trình” hoặc “dự án” tùy ngữ cảnh. Nhưng lưu ý đừng dịch dự án cho những công trình đã kết thúc từ lâu.
– “heart” có thể dịch “tấm lòng”, “tâm tình”, thay vì dùng “trái tim”, nghe lâm li và thô mòn.
– “minister”, có nghĩa là “bộ trưởng”, nhưng trong ngoại giao, chữ ấy có nghĩa là “công sứ”.
– “Reverend”: “Thưa Cha đáng kính”; “Crusade”: “Thập tự chinh”.
– “man” nghĩa là “đàn ông”, nhưng dùng để khái quát có nghĩa là “con người”.
– “You have guts to say that” = “Mày có gan nói như vậy hả” (tiếng Anh khi nói về dũng cảm thì dùng đến bộ lòng bộ ruột, can trường; còn tiếng Việt thì biểu hiện qua lá gan).
– “You have balls to say that” = “Mày còn (chưa thọt dái lên cổ) dám nói như vậy hả”. (“ball” là bóng, nhưng “balls” số nhiều là hai hòn tinh hoàn).
12b. Và nhiều trường hợp rất cần có kiến thức để dịch cho đúng:
– “Bhagvad Gita stated that…”
Bhagvad Gita không phải là tên người. Đây là một thành phần quan trọng trong sử thi Ấn Độ Mahabharata, trong đó Krishna giáo huấn cho Krjuna về bổn phận của chiến binh. Bhagvad Gita phải được dịch là khúc ca của Đấng chí tôn, hoặc Chí tôn ca.
– “Nutcracker Ball” không phải là quả bóng do một công ty Nutcracker nào đó sản xuất ra cả. Nutcracker là tên một vở ba-lê nổi tiếng do Chaiskovsky viết nhạc, dịch là “Kẹp hạt dẻ”, thường được diễn vào dịp Giáng sinh. Nutcracker Ball là một chương trình gây quỹ được dịch là “Vũ hội Kẹp hạt dẻ”.
– “In the name of Jesus” nghĩa là “sáng danh chúa Jesus”.
13. Tiếng Việt nhiều khi bị loạn từ CÁC và NHỮNG đặt trước danh từ số nhiều. Nhiều từ bản thân đã mang nghĩa số nhiều mà không cần dùng thêm CÁC, NHỮNG. Ví dụ: hàng loạt CÁC (NHỮNG) phong trào tình nguyện >> hàng loạt đã có nghĩa là nhiều rồi. Thêm CÁC là thành thừa, như đàn vịt quang quác mặt ao.
Chữ ĐẦY cũng đang bị dùng quá mức độ.
14. Khi chọn chữ, nhiều khi chỉ một từ đơn âm tiết đã diễn tả chính xác ý, không cần dùng hai âm tiết thừa thãi:
– giảm – giảm tối thiểu
– Tăng – tăng tối đa
– Đặt – hạ đặt
– Đăng – đăng tải
– Báo – báo chí
– Thư – thư tín
– Giá – giá thành
– Tăng – tăng cao
15. Thao tác ngôn ngữ kiểu Kim Thư (nghệ sĩ trong vở Nila) là kiểu nới rộng từ ra để nói cho vui, cho khẩu ngữ thêm phần vui vẻp: nổi bần bật (nổi bật-bần bật), kinh khủng khiếp (kinh khủng- khủng khiếp), cao ngất ngưởng, to (đại) tướng, to đùng (đoàng), cảm động (đậy), nguy hiểm họa, ghê tởm lợm,… Nhưng cần phân biệt thận trọng khi cho vào văn viết.
16. Trước một ngoại ngữ, người ta nên tránh việc quy nó về một cái gì giông giống tiếng mẹ đẻ, kể cả phát âm và ngữ pháp. Không có gì là giông giống cả. Mọi âm thanh, âm điệu, trọng âm… đều khác. Tất thảy đều phải là tình huống mới. “The mayor is riding a mare”, đây là kiểu chơi chữ, “mayor” (thị trưởng) và “mare” (ngựa cái) phát âm tương tự.
PS: Hôm rồi mình đi Phong Nha, rảnh rảnh lôi 1 cuốn sách ra đọc, thấy một chú nào cũng bắt lỗi sai, y chang chú Thái. Chú Thái nói đọc thấy lỗi sai là như ăn phải sạn vậy. Chụp lại để minh hoạ đây:

2/ “Chú côn trùng là kỳ quan”, đã côn trùng rồi thì kỳ quan kiểu gì?

Hồ Chí Minh, 22/4/2021
PS: Album này tập hợp những trường hợp dễ viết sai chính tả và giải thích cách viết đúng: https://www.facebook.com/107929066547854/posts/762564041084350/?d=n